Danh Sách Quân Sự

Danh Sách Truyện

Ngược Chiều Ánh Sáng, Anh Đến Bên Em
Ngược Chiều Ánh Sáng, Anh Đến Bên Em
Tác giả:
Motif: Đội trưởng xuất ngũ thanh lãnh trầm mặc vs Nữ phiên dịch cao lãnh gợi cảm. Nhân vật chính: Đồng Phó Ngôn và Giản Ninh​ Máu tươi cống hiến vì tổ quốc, cốt nhục đóng góp cho nước nhà, nhưng tình yêu này đã dành trọn cho em. Cách 5 năm, họ gặp lại nhau, anh trai hiền lành hay cười lúc trước đã biến thành người đàn ông trầm mặc ít lời, chớ vậy lúc nào cũng lạnh lùng bí hiểm. Mặc cho cô nhiệt liệt theo đuổi bao nhiêu, anh chỉ nói với cô rằng: “Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ dành quãng đời còn lại với bất kì người phụ nữ nào.” …… Nhiều năm về sau, Tống Yến nói cho Giản Ninh biết: “Lúc em bị bắt cóc, bọn bắt cóc nói muốn một mạng thì phải để lại một mạng, Đồng Phó Ngôn không nói hai lời, liền lấy súng lục chĩa thẳng vào ngực mình, rồi bắn một phát. Giản Ninh, anh quen Đồng Phó Ngôn hơn hai mươi năm, từ trước đến nay cũng chưa từng thấy cậu ta điên rồ như thế, cậu ta yêu em đến thảm rồi.” “Vậy sao?” Giản Ninh chỉ cười cười. Lúc sau cô về đến nhà, phía trong gian bếp có người đàn ông vì cô mà đang chuẩn bị bữa tối, thấy thế cô liền nhào vào ôm lấy eo anh: “Em cũng yêu anh đến thảm rồi.”
Quân Hôn Độc Ái
Quân Hôn Độc Ái
Tác giả:
<ѕpαn>Cô ѵà αnh ɭà một đôi thαnh mαi trúc mã quyền ɭực trong truyện Quân Hôn Độc Ái, một người có chα ɭà tổng tư ɭệnh, một người ɭà con gái cưng củα thαm mưu trưởng. Hαi người yêu thương nhαu ѵà ѕớm đi đến kết hôn, tình yêu ɭại càng đầm thắm ѕαu đó. Nhưng tình yêu trong quân nhân không ɭúc nào được mỹ mãn. Chính ѵì đại nghĩα củα quốc giα mà αnh ѵuột bắn ѵiên đạn ѵào trong thân thể cô...Cuộc ѕống củα αnh trở thành địα ngục ngαy từ ɭúc đó.
Sĩ Vì Tri Kỷ
Sĩ Vì Tri Kỷ
Tác giả:
Giới thiệu: Chàng như một vị thần trong truyền thuyết, là Phiêu Kỵ Tướng quân gào thét chín tầng mây. Chàng dẫn đội thiết kỵ đạp phá Hồ nô, khai thác vạn dặm cương vực Hán Vũ, lập nên công trạng phi phàm. Một viên tướng công thành vạn cốt khô, trong chiến công huy hoàng ấy, ngoài chôn thây ngàn vạn người Hung Nô, còn có ngàn vạn đồng đội huynh đệ của chàng. Làm một thanh kiếm sắc bén của Quân Vương, chinh phạt giết chóc qua đi, chàng đối mặt thế nào với gánh nặng như núi đó, cùng với nỗi niềm trắc ẩn chôn giấu sâu kín trong lòng? Nàng là hậu duệ Mặc gia*, trong máu thẩm thấu hiệp nghĩa và nguyên tắc, thay nghĩa phụ giả trai tòng quân, vì đồng bào xả thân bỏ mạng, vì một lời hứa có thể vứt nghiệp biệt tình, biết rõ nhưng có thể làm vẫn cứ làm. Tầm mắt nàng vượt qua nước nhà, trừ bạo giúp yếu, Kiêm ái Phi công*, là tín niệm của nàng. Tình chàng mãnh liệt như lửa, một khi tỏ lòng mình, chưa từng chùn bước, tình nàng sâu thẳm ý dày, một khi đã yêu, sống chết không quên. Trong tàn khốc đó, giữa chiến trường sinh mệnh như cỏ rác, đã nở ra đóa hoa đẹp nhất. Chỉ vỏn vẹn là một mối tình duyên trong chiến hỏa ư? Hoàn toàn không chỉ có thế… Nghe Sư tử* êm tai kể, để bạn cảm nhận được, cái gì là đức tin, cái gì là lời hứa ngàn vàng. Giới thiệu vắn tắt: Nữ giả nam trang khuấy đảo quân doanh.
Bắt Đầu Từ Giết Heo Đến Học Cơ Giáp
Bắt Đầu Từ Giết Heo Đến Học Cơ Giáp
Hoắc Tiểu Tiểu đi theo bố Hoắc ở mạt thế cả đời gϊếŧ heo tang thi luyện thành cao thủ gϊếŧ heo. Giang hồ gọi là heo thấy sầu! Một sớm xuyên thành cô nhi ở một hành tinh rác rưởi ở tinh tế, còn phá hiện chưa được bao lâu đã bị người đuổi gϊếŧ?Hơn nữa đằng sau còn có một bé trai. Hoắc Tiểu Tiểu: Đem đồ vật đáng giá trên người ngươi cho ta, ta giữ mang cho ngươi. Bé trai khinh thường: Chỉ bằng người một đứa trẻ? Mười lăm phút sau. Hoắc Tiểu Tiểu giơ tay chém xuống đầu thủ lĩnh của đoàn tinh tế hải tặc. ........... Tiểu Thái Tử Đế quốc nhìn trước mắt thấp hơn mình một cái đầu lại còn bạo lực, khóc một tiếng oa Ta rốt cuộc bị ai bắt cóc đây!
Đội Trưởng! Xin Dừng Tay!
Đội Trưởng! Xin Dừng Tay!
Hạ Mạn Thư đang là nữ sinh viên ngành dinh dưỡng, cuộc sống của cô cũng bình thường, sinh hoạt đơn giản. Cô cũng đã dự tính tương lai của mình sẽ làm việc một nơi nào đó có thể giúp đỡ cho người khác, coi như làm thiện tích đức. Cô không ngờ rằng kế hoạch bị xáo trộn khi gặp phải ông chú cảnh sát lớn hơn cô gần một thế hệ, còn bám riết cô không tha Gặp được hắn là duyên phận, nên duyên vợ chồng cũng là duyên phận. Năm năm kết tóc phu thê, cuối cùng cũng rạn nứt. Người ta nói dưa ép non sẽ không ngọt, tôi còn chưa kịp chín đã phải nhận lấy đau thương. Tôi bước vào cuộc đời hắn, hắn bước vào thanh xuân của tôi. Lấy đi tình đầu, lấy đi lần đầu. Người lừa tôi kết hôn là hắn, người làm tôi đau khổ nhất vẫn là hắn, người tôi yêu đến chết đi sống lại cũng là hắn. Đến cuối cùng, tôi vì hắn mà biết buông bỏ. Thượng tướng cao cao tại thượng, xin dừng tay.
Nhân Sinh Chi Khởi
Nhân Sinh Chi Khởi
Mình là Tiểu Quỷ Vô Ưu, tác giả Việt của bộ truyện NHÂN SINH CHI KHỞI. Bộ truyện của mình đã được nhà xuất bản Văn Học phát hành sách, bán trên shopee và page: Tiểu Quỷ Vô Ưu. Trên web mình chỉ đăng một nữa truyện, mọi người có thể mua sách để đọc trọn bộ nhé! Văn án: Bởi vì yêu Cơ Hàn Uy mà Kỷ Từ Nhiên lạnh nhạt với người thân ruột thịt, đối xử tàn nhẫn với Mạc Tinh Duyệt, xa cách cô bạn thân Khương Tiếu, sau cùng lại phát hiện ra cô chỉ là quân cờ bị người khác thao túng. Những người thật lòng yêu thương Kỷ Từ Nhiên đều bị chính cô hại thảm. Bà nội và cha mất, mẹ bị điên, anh trai vào tù, bạn thân bị liên lụy không chịu được đã kích nên tự sát, Kỷ gia rơi vào tay ngoại tộc. Cô là tội đồ đem đến bất hạnh cho người khác, cô phải chuộc lỗi, thế nên cô nhảy xuống từ chung cư cao tầng, cô muốn đến địa ngục để bồi bà nội, bồi cha cô, bồi Khương Tiếu.Nếu bên kia cầu Nại Hà thật sự có kiếp sau, cô nhất định sẽ không yêu Cơ Hàn Uy, sẽ nắm lấy vận mệnh của chính mình, không để một ai lợi dụng nữa, sẽ bảo vệ thật tốt những người yêu thương cô. Kỷ Từ Nhiên sống lại năm cô hai mươi mốt tuổi, đúng vào ngày diễn ra đám cưới với Cơ Hàn Uy. Ông trời đã ưu ái cho cô trùng sinh, cô nên làm gì? Đương nhiên là đào hôn rồi. Kỷ Từ Nhiên chạy trốn khỏi đám cưới thì đυ.ng phải Mạc Tinh Duyệt, người đàn ông nhị thập tứ hiếu, xuất thân danh giá, quyền thế ngập trời. Gặp được cực phẩm nam nhân, cô nên làm gì? Đương nhiên là bám riết không tha rồi. Kiếp trước Kỷ Từ Nhiên tàn nhẫn với Mạc Tinh Duyệt ra sao thì kiếp này cô tự vả mình 7749 lần, giở mọi thủ đoạn câu dẫn anh, muốn dựa vào cây cao bóng cả của Mạc Tinh Duyệt để bảo vệ Kỷ gia. Mạc Tinh Duyệt là thiếu tướng 30 tuổi, anh có khuôn mặt lạnh lùng nhưng trái tim lại ấm áp, cưng chiều, sủng ái cô gái nhỏ Kỷ Từ Nhiên lên đến tận trời. Vì Kỷ Từ Nhiên, Mạc Tinh Duyệt chấp nhận bị người đời chửi rủa là cướp cô dâu của người khác. Vì Kỷ Từ Nhiên, một người vô thần vô chủ, không tin vào chuyện hoang đường lại răm rắp tin tưởng cô trùng sinh. Mấy anh em hỏi Mạc Tinh Duyệt, vì sao biết Kỷ Từ Nhiên lợi dụng mình mà vẫn chấp nhận ở bên cạnh cô. Mạc Tinh Duyệt chỉ nói ngắn ngọn một câu: “Tôi tình nguyện.” Mạc Tinh Duyệt là cứu tinh của Kỷ Từ Nhiên, là vận may không bao giờ cạn của Kỷ Từ Nhiên. …. Mạc Tinh Duyệt sống ba mươi năm, là người chơi hệ cấm dục chỉ vì yêu một người. Anh nhận định ai thì yêu đến tận cùng, không một bóng hồng nào có thể chen chân vào trái tim của anh được nữa. Nhưng mà, ông trời không thương anh, để cho anh chứng kiến Kỷ Từ Nhiên đi yêu người khác, bỏ mặc mọi nỗ lực của anh, Kỷ Từ Nhiên lấy tên đàn ông khác làm chồng. Kỷ Từ Nhiên nhìn thấy anh thì tránh như tránh ôn dịch, ghét anh thứ hai thì không ai đứng nhất. Dù sao cô đã nhận định, cả đời cũng sẽ không yêu anh. Thế rồi, Kỷ Từ Nhiên tự tử không một ai ngờ đến được, Mạc Tinh Duyệt tê tâm liệt phế, trở thành cái xác không hồn, mục đích sống chỉ vì trả thù cho cô. Anh cứu anh trai cô ra tù, đoạt lại Kỷ gia, bắt từng kẻ đã ép cô đến bước đường cùng phải trả một cái giá thật đắt. Hai năm sau khi trả thù xong, vào cái ngày mà Kỷ Từ Nhiên mất, Mạc Tinh Duyệt dùng cách thức cực đoan nhất để kết thúc sinh mệnh trống rỗng của mình, anh đến chung cư Kỷ Từ Nhiên từng nhảy xuống, để lại một câu: “Kỷ Từ Nhiên, anh đến tìm em.” Sau đó, không còn Mạc Tinh Duyệt tồn tại trên đời nữa. Mạc Tinh Duyệt trùng sinh, bất chấp tất cả bảo bọc cho Kỷ Từ Nhiên, chỉ sợ sơ xảy một chút lại mất đi cô. Nhân sinh chi khởi, độc sủng chỉ mình em.
Thanh Cung Mười Ba Triều
Thanh Cung Mười Ba Triều
Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều là một truyện mới được giới thiệu với bạn đọc trên trang đọc truyện online, một câu chuyện dẫn dắt bạn đọc vào thế giới cùng câm hoàng triều đầy những bất ngờ, những bí ẩn và cả những tình tiết mà chưa đi đến cuối cùng có lẽ bạn khó hiểu được. Một truyện lịch sử, quân sự mà có lịch sử, có những minh chứng của quá khứ, có cả những thứ nằm trong trí tưởng tượng của con người, nhắc nhớ mọi người đến cái nhìn đa chiều. Truyện lấy bối cảnh triều Thanh những năm dưới chế độ phong kiến, đi qua những gì lịch sử lưu truyền và chuyên chú. Vào tháng giêng năm thứ ba, niên hiệu Thiên Mệnh, một hôm Nỗ Nhĩ Cáp Tề vừa thức dậy, sửa soạn ra thị triều, khi đẩy cánh cửa sổ nhìn ra ngoài thì chỉ thấy nơi vầng trăng mờ nhạt còn treo lủng lẳng góc trời tây một làn khói vàng vắt ngang, dài tới hơn bốn trượng, rộng có tới hai thước. Ông liền quan sát kỹ lưỡng rồi bất giác cười phá lên, nói: - Khí số nhà Minh hết rồi! Đây là điềm báo nước Kim của ta đang vượng lên. Bà Kế đại phi đứng ở đằng sau, cũng đang xem hiện tượng lạ lùng đó, chợt nghe lời Anh Minh hoàng đế, bèn hỏi: - Bệ hạ lấy gì làm bằng cớ mà nói vậy? Anh Minh hoàng đế nói: - Khanh không thấy đó sao? Cái mặt trăng kia há không phải triều Minh sao? Mặt trăng sáng nhưng ánh sáng nhạt mờ há không phải là điềm báo của sự suy vong? Bây giờ, khanh xem tới làn khói vàng kia đi, nó ứng vào nước Kim ta đấy. Chữ Kim có nghĩa là vàng, tức là sắc vàng. Làn khói vàng kia, rất sáng, há lại không phải điềm báo nước Kim ta sẽ thịnh vượng ư? Hơn nữa, làn khói vàng lại còn vắt úp lên trên vầng trăng thì nước Kim diệt nước Minh há là đương nhiên rồi. Bà Kế đại phi nghe giải thích mới hiểu ra, vội quỳ lạy, luôn mồm tung hô vạn tuế. Anh Minh hoàng đế vội nâng dậy, hối hả đòi ra thị triều. Câu chuyện này sẽ đi đến đâu, mời bạn đi tìm cái kết cho truyện. Bạn cũng có thể tìm đọc những truyện hấp dẫn khác như: Phong Vũ Thanh Triều 1, Thiên Hạ,...
Mưu Trí Thời Tần Hán
Mưu Trí Thời Tần Hán
Có lẽ những bạn yêu thích thể loại truyện thiên về những câu chuyện lịch sử những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ hẳn sẽ rất hứng khỏi với truyện này. Dù là một thể loại truyện dễ làm người ta liên tưởng đến những gì khô khan cứng nhưng đối với truyện này thì khác hẳn, chính lối viết đầy sáng tạo đã tạo nên điều khác biệt này. Vương triều nhà Tùy tuy ngắn ngủi, nhưng cũng là một trong những vương triều oanh liệt, chói lọi trong lịch sử đế vương phong kiến Trung Quốc. Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là Thừa tướng của nhà Bắc Chu. Ông đa mưu túc trí, đoạt nhà Chu lập Tùy, đồng thời thôn tính Nam Trần trong cục diện bị động phía nam có Trường Giang ngăn cách, phía bắc có tộc Đột Quyết hùng mạnh, hoàn thành công cuộc thống nhất toàn quốc trong lịch sử Trung Quốc từ sau đời Tần Hán. ông còn xây dựng một đất nước giàu có hùng mạnh, tạo nên đế chế nhà Tùy. Nhà Tùy chỉ truyền được hai đời, chưa đầy 40 năm. Nguyên nhân đoản mệnh là do hoàng đế đời thứ hai Tùy Dạng Đế cực kỳ xa hoa trụy lạc. Ông ta là con trai thứ nhưng mưu đoạt ngôi thái tử, sau đó gϊếŧ cha Tùy Văn Dế chiếm ngai vàng. Sau khi đăng cơ, Tùy Dạng Đế sống hoang da^ʍ vô độ chỉ biết khoa môi múa mép, không quan tâm đến việc nước. Chỉ trong vòng 13 năm ngắn ngủi, ông ta đã xóa sổ một quốc gia giàu có hùng mạnh nhất thiên hạ. Trong những năm Khai Nguyên lúc Đường Thái Tông đang chấp chính, vương triều nhà Đường đã bước vào thời kỳ cực thịnh, đây chính là thời kỳ cường thịnh nhất của lịch sử Trung Quốc. Bất luận là về quân sự, kinh tế hay tinh thần, tâm lý dân chúng hay về văn hoá, trí tuệ, thì Trung Quốc đều đã đạt được đỉnh cao của thế giới. Đường Huyền Tông thừa uy "Trinh Quán", lấy nhân tài làm gốc, trọng dụng hiền tướng, làm cho nhà Đường bước vào thời kỳ cực thịnh Khai Nguyên phồn vinh nhất. Nhưng cũng chính ở đỉnh cao của sự phồn vinh đó, An Lộc Sơn đã nổi dậy làm phản, vương triều đại Đường giống như một vật rơi tự do, nhanh chóng trượt xuống sự suy bại, diệt vong từ đỉnh cao phồn thịnh. "Loạn An Sử" nổ ra vào đúng giai đoạn giữa của 300 năm vương triều đại Đường, cũng là cái mốc đánh dấu sự đi xuống từ thịnh chuyển thành suy của nhà Đường. "Loạn An Sử" kéo dài đúng 8 năm. Đến năm thứ 8, tuy nhà Đường đã dẹp được loạn quân, thu hàng phiến quân nhưng đa số các tướng lĩnh của phiến quân lại đội lốt trở thành những Tiết độ sứ nắm giữ quân đội, chính quyền, tài sản của một vùng. Đối với chúng chính quyền trung ương nhà Đường vốn đã sức cùng lực kiệt chẳng làm thêm được gì nữa. Thế là tình trạng "Phiên trấn cát cứ" dẫn đến đường chết kéo dài hơn nửa thế kỷ của nhà Đường đã xảy ra. Giữa nhà Đường và các phiên trấn, giữa phiên trấn với phiên trấn luôn diễn ra các cuộc giao chiến về quân sự, ngoại giao liên miên. Các chí sĩ tài năng qua lại không ngớt thi thố tài năng của mình, nô nức đóng những vai đặc sắc, độc đáo trên vũ đài lịch sử. Bắt đầu từ năm 875 sau Công nguyên, thời kỳ cuối cùng của nhà Đường đã xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nông dân trên quy mô rộng lớn. Sau đó Tuyên Vũ Tiết độ sứ Chu ôn đã cướp đoạt thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân, đặt dấu chấm hết cho nhà Đường. Lịch sử Trung Quốc vì thế mà bước vào một giai đoạn mới - Ngũ đại thập quốc. Đọc truyện lịch sử này, ban mới thấy được sự phong phú trong lối viết đồng thời thấy được sự tài năng của những lãnh đạo, một truyện quân sự đem lại nhiều bài học bổ ích.
Tào Tháo Thiên Bá
Tào Tháo Thiên Bá
Trên dưới sáu thế kỷ từ thời Minh đến nay. Ở Trung Quốc "đến đứa trẻ cũng căm ghét Tào Tháo" (Quách Mạt Nhược), còn ở Việt Nam thì không biết tự bao giờ, cái tên Tào Tháo đã là biểu trưng cho những gì là gian hùng, quỷ quyệt, tráo trở, hiểm ác trong suy nghĩ của bất kỳ một ai khi cần so sánh với kẻ nào đó có những tính cách như thế. Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa có một nhân vật lịch sử nào bị một cái tiếng xấu nặng nề và dai dẳng đến như vậy, mà rất lạ, là ở Việt Nam lại quá sâu sắc và phổ biến đối với một nhân vật lịch sử của nước ngoài sống cách đây ngót hai nghìn năm? Đó phải chăng là công hay tội của La Quán Trung - tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên Tam quốc diễn nghĩa? Bởi vì từ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều đến hai triều Tùy ường không thấy có sách vở nào viết xấu và chửi bới Tào Tháo. Chỉ từ sau khi bộ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu đời Minh cuối đời Nguyên, thì Tào Tháo mới thực sự bị đem lên thớt của lịch sử và bia miệng chửi rủa của người đời về mọi sự phản trắc gian hùng quỷ quyệt. Không những thế, trong hàng chục hàng trăm vở ca kịch của Trung Quốc, hàng ngàn cái mặt nạ miêu tả kẻ gian thần nào đó đều hoá trang với bộ mặt trắng phếch như quỷ sứ của Tào Tháo. Tại sao vậy? Điều này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. Xã hội Trung Quốc từ sau thời Ngũ Đại Thập Quốc nát bét như tương, chỉ trong một thời gian rất ngắn mà xuất hiện hàng chục triều đại và mấy chục ông vua hủ bại tàn bạo đến kinh người. Nhà Tống lập quốc cần phải củng cố một nền thống trị Trung ương tập quyền hùng mạnh, nền lý học Tống nho mới ra sức đề cao tư tưởng chính thống, tấn công kịch liệt vào những tư tưởng phản chính thống và những nhân vật phản nghịch trong lịch sử mà Tào Tháo là rất tiêu biểu. Hơn nữa, khi La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa lại vào lúc quân Nguyên Mông chiếm Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và ngoại xâm vô cùng gay gắt, lòng người hướng về triều nhà Hán, một triều đại phong kiến tiêu biểu đầu tiên kéo dài đến bốn trăm năm và đã làm nên những công trạng lớn lao, có một nền Hán nho rực rỡ. Chu Nguyên Chương đánh tan quân Mông, lập nên triều đại nhà Minh, lòng người hướng về một đất nước yên bình tập trung vào chính quyền Trung ương, tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa hiểu rõ tâm trạng của nhân dân trong giai đoạn đó, cho nên khuynh hướng ủng Lưu phản Tào sẽ trở thành khuynh hướng chỉ đạo trong sáng tác của ông. La Quán Trung cũng muốn có một ông vua ra vua, một bề tôi ra bề tôi, vì vậy viết đẹp về Lưu Bị, viết xấu về Tào Tháo cũng không có gì là lạ. Mặt khác, đã là nhà văn, với bút pháp hiện thực, phải xây dựng nên những hình tượng điển hình sinh động. Tào Tháo trong lịch sử đã trở thành một hình tượng văn học phản diực kỳ sinh động về tính cách gian hung, quỷ quyệt tàn nhẫn... và La Quán Trung đã làm được điều đó. Hoá ra Tào Tháo chịu cái oan trời giáng là vì vậy. Tuy nhiên, nếu độc giả tỉnh táo thì, mặc dầu, tác giả đã viết dưới quan điểm chính thống ủng Lưu phản Tào, nhấn khá mạnh về cái xấu của Tào Tháo, nhưng với bút lực hiện thực chủ nghĩa tài năng, La Quán Trung vẫn xây dựng được một Tào Tháo đa dạng, mà phần tốt đẹp của Tào Tháo vẫn ngời ngời, vượt hẳn những nhân vật đương thời. Vậy Tào Tháo của lịch sử là con người như thế nào? Tào Tháo sinh năm 155 sau Công nguyên, thuở nhỏ có tên là A Man tự là Mạnh Đức, người Tiêu Quận nước Bái (nay là huyện Hào tỉnh An Huy), cha là Tào Tung, Thái uý nhà Hán, nhưng luôn luôn bị đối xử khinh miệt, vì vậy, trong một thời gian Tào Tháo rất khổ tâm. Tại sao vậy? Theo truyền thuyết thì tổ tiên Tào Tháo thuộc một hệ với vị Hoàng đê thời viễn cổ, tức hậu duệ của Hoàng Đế, nhưng đến thời Cao Dương mới chính thức đổi thành họ Tào, phát triển đến thời Hán Cao Tổ Lưu Bang. Tào Tham của họ Tào này trở thành một nhân vật danh tiếng nhờ chiến công hiển hách, được phong Bình Dương hầu và đời đời được thế tập tước đó. Cho đến đời Tào Tiết, nhân ái khoan hậu, trung quân báo quốc, danh trùm thiên hạ. Tào Tiết sinh ra Tào Đằng. Tào Đằng đẹp trai, cực kỳ thông minh, được nhà vua coi trọng đưa vào trong cung dạy học cho Thái tử. Đến khi Hán Thuận đế Lưu Bảo lên ngôi, Tào Đằng từ một viên tiểu hoàng môn thăng lên Trung thường thị, chính thức phục vụ ở trong cung. Ít lâu sau lại được thăng Đại trượng phu, rồi tiến phong Phí Đình hầu. Tào Đằng tiến thân vùn vụt. Cả gia tộc họ Tào được nhờ cậy, nhưng trong hoàng cung không dung nạp một người đàn ông khác giới khoẻ mạnh. Tào Đằng không có con, nuôi một người con nuôi là Tung họ Hạ Hầu, vì thế mà đổi thành Tào Tung. Tào Tung sinh được một người con trai. Đó chính là Tào Tháo. Như vậy Tào Tháo không phải là người thuộc dòng họ của Tào Đằng, mà chỉ là một loại ang. Thân thế Tào Tháo mập mờ vậy nên thường bị bọn hào môn cự tộc khinh rẻ. Từ nhỏ, Tào Tháo đã mang một tâm lý tranh cường háo thắng, luôn luôn canh cánh trong lòng như một món nợ phải trả. Lớn lên vào những năm Hán mạt, quần hùng tranh bá, giặc Khăn vàng nổi lên, chính là lúc Tào Tháo vẫy vùng. Từ một gã Hiếu liêm quèn, Tào Tháo trở thành một quân phiệt lớn, chiếm cả vùng bắc Trung Quốc, quả là một con người có bản lĩnh đặc biệt, một "nhất thế chi hùng", một gian thần thời loạn và một năng thần thời bình. Tào Tháo là bậc kiệt hiệt nhất trong đám quân phiệt lúc bấy giờ, là đại biểu trong tầng lớp địa chủ phong kiến nhỏ có tham gia đàn áp khởi nghĩa Khăn vàng và Tào Tháo đã thấy ngay cái gốc của sự rối ren đương thời: Nhà Hán đã hoàn toàn hết vai trò lịch sử, và tự mình đứng ra xây dựng một thời đại mới. Sứ mệnh đó quả thật là nặng nề và vĩ đại. Chính Tào Tháo chống lại Đổng Trác, đánh bại các nhóm quân phiệt cũ như Viên Thiệu, Viên Thuật. Rồi với ý đồ tiến tới tiêu diệt hai tập đoàn quân phiệt mạnh nhất là Tôn Quyền ở Giang Đông, Lưu Bị ở Tây Thục, thống nhất Trung Quốc, nhưng tiếc thay, nhà Tào Ngụy lại mất về tay Tư Mã Viên và Trung Quốc chìm trong một triều đại đen tối vào bậc nhất của lịch sử. So với những tập đoàn quân phiệt trên, Tào Tháo tiên bộ hơn rất nhiều và cũng hùng mạnh hơn rất nhiều. Bản thân Tào Tháo là một con người cực kỳ sắc sảo, trí trá, tài ba, có hùng tâm tráng chí và cực kỳ năng động, rất biết người biết ta, có tầm nhìn xa trông rộng nhưng cũng cực kỳ xảo quyệt. Từ khi chạy trốn, cho đến khi cầm được quyền bính trong tay, bao giờ Tào Tháo cũng có những kiến giải hơn người và đã thắng lớn về mặt chính trị vào những năm Kiến An. Tào Tháo đã ra lệnh cấm cường hào thôn tính đất đai, cải cách chế độ tô thuế, mở đồn điền giải quyết quân lương, nông dân lưu lạc có ruộng cày, nông thôn xác được gây dựng lại, thủ công, công thương nghiệp được mở mang. Tào Tháo còn là một nhà quân sự "dụng binh nh thần", "một vị tướng hiếm có xưa nay", "quân lính bình tĩnh, kẻ thù khϊếp sợ". Chính bản thân Tào Tháo đã hiệu đính chú giải Tôn Tử binh pháp và nhấn mạnh: Cách dùng binh của thánh hiền là giữ lại để chờ thời, bất đắc dĩ mới dùng thôi. Điều chứng tỏ Tào Tháo hơn hẳn bọn quân phiệt đương thời là biết nhìn ra người tài, có người tài thì sử dụng triệt để, cho dù người tài đó đã một thời trung với chủ cũ chống lại mình như Trần Lâm, Hứa Chử, Trương Liêu, Quan Vũ và ngược lại, Tào Tháo tiêu diệt ngay như hạng Lã Bố... Đối xử với binh sĩ tướng lĩnh cũng vậy, Tào Tháo cùng họ chiến đấu, cùng họ múa kiếm, cùng họ nằm gai nếm mật suốt bao nhiêu năm, thật hiếm có một con người không có kẻ phản bội lại, mà chỉ có người dám chết cho mình. Dưới tay Tào Tháo có hàng mấy chục mưu sĩ tài ba: Quách Gia, Trình Dục, Tuân Úc, Tuân Du nhưng bao giờ Tào Tháo cũng tập hợp được trí tuệ của họ, vượt lên họ, dẫn dắt họ. Dưới tay Tào Tháo có hàng trăm dũng tướng: Trương Liêu, Hứa Chử, Điển Vi, Bàng Đức, ai cũng trung thành, dám tự nguyện chết cho Tào Tháo (trừ Vu Cấm). Qua đó đủ biết Tào Tháo phải là con người như thế nào. Chính Tào Hồng nhường ngựa cho Tào Tháo xin chết thay và nói: "Thiên hạ khả vô Hồng bắt khả vô Công" (Thiên hạ có thể không có Hồng nhưng không thể thiếu ông). Tào Tháo có uy nhưng không độc đoán chuyên quyền, rất nhiều chính sách, mưu kế của tướng tá, Tào Tháo đều biết nghe, lựa chọn và thâu tóm để sử dụng, về mặt này, Tào Tháo vượt rất xa các đối thủ đương thời và giúp cho Tháo giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Khi còn sống, Tào Tháo tuy không cướp ngôi xưng đế nhưng trên thực tế về mọi mặt, ông là một hoàng đế không danh hiệu. Đó cũng là cái khôn của Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quyền biến không vì cái danh hão mà có hại, không vì cái ngọc tỉ mà mất sức, không gϊếŧ Nễ Hành vì biết bọn hủ nho chết vì miệng lưỡi của họ. Sử sách còn ghi lại cho biết Tào Tháo còn là một học giả uyên bác, trước tác khá đồ sộ: Ngụy Vũ đế tập (30 quyển), Vũ Hoàng đế dật tập (10 quyển), Ngụy Vũ đế tập tân tuyển (10 quyển), Ngụy Vũ đế lộ bổ văn (9 quyển), Ngụy Vũ đế binh pháp, Chú Tôn tử binh pháp, Tục Tôn tử binh pháp, Giải Thái côn âm mưu. Điều đáng nói nữa Tào Tháo là một nhà thơ tài ba. Cha con Tào Tháo làm thơ trên yên ngựa, vung giáo thành thơ (Nguyên Chẩn đời Đường). Lên cao thì làm phú, ngâm thơ phối hợp với nhạc cụ (Ngụy Thư). Trong Tào Tháo thi tập có những bài thơ như. Cảo lý hành, Đoản ca hành, Độ quan sơn... đến nay còn nguyên giá trị là kiệt tác thời Kiến An. Nói đến văn hoá Trung Quốc mà không biết Phong cốt Kiến An và Khí tượng Thịnh Đường thì coi như chưa am hiểu nền văn hoá đó. Hạt nhân của Phong cốt Kiến An chính là Tam Tào (Tào Tháo - Tào Phi - Tào Thực) và Thất Tử (Khổng Dung - Vương Xán - Trần Lâm - Từ Cán Vu - Ứng Đãng - Lưu Trinh - Nguyễn Vũ). Vì vậy nhìn toàn diện trong các đế vương Trung Quốc, Tào Tháo là bậc kiệt hiệt. Mao Trạch Đông đã tôn sùng: "Tào Tháo là vua trong những ông vua. Nhân vật anh hùng thời Tam Quốc, Tào Tháo là số một, đế vương phong lưu của muôn đời Tào Tháo đứng đầu...". Trong trướng quyết sách, sa trường chỉ huy, trong trại giấu mỹ nhân, dọc đường cướp người đẹp. Đại trí đại dũng, lại thêm đại gian đại hùng. Vừa là chính trị gia kiệt xuất, quân sự gia thiên tài, lại còn là một đại thi nhân phong lưu, lãng tử đa tình. Một đời tung hoành trên lưng ngựa, máu vương muôn dặm, đánh bại hết thảy mọi đối thủ của mình. Nhưng trên đường chinh chiến, Tào Tháo đã tàn sát không ghê tay các đối thủ của mình, trên đường chính trị đã gϊếŧ Đổng Thừa, Phục Hoàn, tàn nhẫn gϊếŧ Khổng Dung, Dương Tu, đa nghi gϊếŧ Hoa Đà - một hành động không thể tha thứ được - và không từ một thủ đoạn gian dối nào để đạt được mục đích. Chính Tào Tháo đã nói một câu "Thà ta phụ người không để người phụ ta" rất tai hại cho ông và bộc lộ đầy đủ triết lý cho mọi hành động của mình. Tào Tháo háo sắc, đa tình, vì nết đó mà suýt chết trong vụ vợ của Trương Tế, phải trả một cái giá quá đắt, con trai là Tào Ngang mất mạng, Đinh phu nhân vì vậy mà bỏ về quê. Tào Tháo đau khổ cầu xin, dùng hết mọi thủ đoạn để mong Đinh phu nhân tha thứ. Lịch sử có ghi lại những trang cảm động về sự hối cải lỗi lầm của Tào Tháo. Viết về Tào Tháo khá nhiều, nhắc nhở trên đầu lưỡi về Tào Tháo càng nhiều hơn, nhưng đánh giá về Tào Tháo lại là một vấn đề. Ngót hai nghìn năm qua, đã đến lúc phải nhắc lại. Dưới mắt bạn đọc đã có một bộ Tào Tháo thiên bá, Tào Tháo nhân bá do Tào Trọng Hoài - nhà văn đương đại Trung Quốc viết với một quan điểm mới, khách quan tỉnh táo hơn. Tuy vậy, không phải yêu nên tốt, ghét nên xấu, hoặc với một quan điểm mới quá khích mà viết thiên lệch, cần khách quan đánh giá đúng như con người Tào Tháo với những tính cách phức tạp của nhân vật lịch sử này. Đây là cuốn sách hay, cống hiến cho độc giả một cái nhìn mới về Tào Tháo và bản dịch cố gắng bám sát nguyên văn không bớt hoặc thêm ý kién chủ quan của người dịch. Xin giới thiệu với bạn đọc
Cá Nằm Trên Thớt
Cá Nằm Trên Thớt
Edit: Sói Văn án Một con “khỉ núi” bắt người về làm tù binh. Đang suy nghĩ sẽ bị hành hạ, áp bức thế nào, ngờ đâu bị ép “bán mông”… Đại khái: Khi một quan văn cùng tiểu bí thư của cậu bị bắt vào trong núi làm áp trại tiểu ca
Kiều Thê Như Vân
Kiều Thê Như Vân
Kiều Thê Như Vân kể về Thẩm Ngạo, một tên có thiên phú làm giả đồ cổ, đồ hắn làm ra chẳng mấy ai phân biệt được, gây điên đảo thị trường đồ cổ quốc tế. Trong một lần bị cảnh sát truy đuổi, hắn sẩy chân té xuống vách nuối, xuyên về thời Tống làm một hạ nhân trong phủ Quốc công. Với "tài nghệ" có một không hai của mình, hắn được quần hùng, mỹ nhân xem như nghệ nhân xuất chúng, đạt được địa vị, danh vọng và tiền tài bao nhiêu người mơ ước. Nhất vợ nhì trời - tam thê tứ thϊếp!!!
Tào Tặc
Tào Tặc
Tác giả:
Trong Luận ngữ, Khổng Tử có nói: "nhân chi sinh dã trực, võng chi sinh dã, hạnh nhi miễn" (Lẽ sống là phải ngay thẳng, chẳng ngay thẳng mà sống thì ấy là nhờ may mắn tránh khỏi tai họa mà thôi).

BXH TUẦN